Sunday, June 9, 2019

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU

- Môn nhượng quyền này không mới, có mặt trên thế giới hơn 100 năm qua, là tiếp nối tư duy cho các mô hình kinh doanh trên thế giới, trong đó có Direct Marketing/ Word of Mouth, MLM (Amway, AVON, ...), BNI, Action Coach, ... hay gọi chung chung như Việt Nam mình là đa cấp. Nguyên nhấn mạnh mọi ngành nghề, mọi mô hình kinh doanh, nếu đem lại lợi ích cho con người thì gọi là tốt, và ngược lại. Mỹ là kinh đô tài chính và cũng là nơi phát minh ra hầu hết các mô hình kinh doanh bựa nhất, thông minh nhất. Trung Quốc là quốc gia copy nhanh nhất và bá đạo nhất. Nhiệm vụ của chúng ta là lựa chọn cái phù hợp nhất trong điều kiện của chính mình.

🍁 Vậy, NHƯỢNG QUYỀN hay NHƯỢNG QUYỀN MÔ HÌNH KINH DOANH LÀ GÌ?

- Nhượng quyền (NQ) là việc doanh nghiệp nhượng quyền, người sở hữu sản phẩm hoặc hệ thống kinh doanh đã qua chứng thực thành công, cho phép các doanh nghiệp khác kinh doanh dưới tên thương hiệu của mình qua hình thức thu phí.

- Nhượng quyền là mô hình được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, từ ẩm thực đến bán lẻ, dịch vụ. Bất kỳ ngành nghề nào có tài sản sử hữu trí tuệ, có thiết lập hệ thống kinh doanh hiệu quả đều có thể nhượng quyền, ngay cả với ngành thương mại điện tử đang nở rộ hiện nay. - Doanh nghiệp đứng ra cấp phép được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền (Franchisor). Cá nhân hoặc doanh nghiệp đứng ra mua quyền sử dụng thương hiệu, được gọi là đối tác nhận quyền (Franchisee). 🍁 NHƯỢNG QUYỀN CÓ DỄ KHÔNG, LÀM SAO CÓ "QUYỀN"? 

1. Bạn phải có QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ: 
- Thương hiệu
- Bí mật kinh doanh (công nghệ, phát minh, ...)
- Tác quyền (tài liệu, ...)

2. Bạn phải có QUYỀN ĐƯỢC NHƯỢNG:
- Theo luật Việt Nam, Bạn phải kinh doanh hiệu quả trong 1 năm thì mới được nhượng quyền

3. Dựa vào đâu để tôi biết mô hình kinh doanh này khả thi?
- Đầu tiên Bạn cần xem xét hai khía cạnh: Mô hình kinh doanh chuẩn + Khả năng thành công hiệu quả
- Thế nào là Mô hình kinh doanh chuẩn: nghĩa là mô hình đó có thể copy, nhân rộng, nghĩa là phải đơn giản mà hiệu quả 
- Thế nào là Khả năng thành công: nghĩa là sau khi hợp tác, Net Profit phải từ 10% trở lên hay phải bằng hoặc cao hơn tỉ lệ lạm phát thực tế tại địa phương, hay còn gọi là phí cơ hội, cùng một khoảng đầu tư, tôi sẽ dùng vào nơi nào đem lại lợi nhuận cao nhất. Mời Bạn quan sát phân tích P&L (báo cáo lời và lỗ)

DOANH THU THUẦN (Total Revenue) 

Doanh số (Sales)
- Giá vốn hàng bán (Cost of good sold_CoGS) 
-----------------------------------------------------------------------------------
= Lãi gộp (Gross Proifit)

(trừ đi) 
CHI PHÍ TÁC NGHIỆP (Operation cost/ Running cost/ OPEX) 

- Phí nghiên cứu phát triển (R&D cost)
- Phí quản lý/ điều hành (General & Admin cost: Salaries and Wages, Insurance, Rent, ...) 
- Phí bán hàng (Cost of sales: Marketing, Advertising) 
 -----------------------------------------------------------------------------------
= Thu nhập EBITDA (Earning before Interest, Tax, Depreciation and Amortisation)

 (trừ đi)

- Khấu hao tài sản hữu hình (Depreciation of tangible asset)
- Khấu hao tài sản vô hình (Amortisation of tangible asset)
-----------------------------------------------------------------------------------
= Thu nhập EBIT (Earning before Interest, Tax, also call Operating Cost)

(trừ đi)

- Phí đi vay (Interest Expenses)
-----------------------------------------------------------------------------------
= Thu nhập trước thuế (Pre-tax profit)

(trừ đi)

- Thuế các loại (Tax Declared)
-----------------------------------------------------------------------------------
= LỢI NHUẬN RÒNG (Net Profit)

- Như vậy nhà đầu tư mua nhượng quyền cần quan tâm Net Profit (là tiền cho vào túi của mềnh í), phải yêu cầu bên Franchisor chứng minh khả năng thành công của dự án. Công ty nhượng quyền nào mập mờ thì Bạn nên cho nó lên đường luôn đi. 


4. Nhượng quyền thu phí gì?

- Cấp phép nhượng quyền (Franchise fee: 5 năm): phí ban đầu, phí gia nhập hệ thống
- Phí sử dụng thương hiệu hằng tháng (Royalty fee/ Continuing fee: khoảng 8% Net profit), tính theo hai phương pháp
++ %/ Doanh thu (minh bạch): Việt Nam mình con số này tùm lum
++ hoặc một con số khoáng cụ thể từ %/Doanh thu (ước lượng, đưa luôn con số)

- Phí huấn luyện (có thể tách riêng hoặc cộng dồn luôn vào phí sử dụng thương hiệu, và rêu rao là tao free phí này, ba xạo ghê)
- Phí Marketing (0,5 - 2% Doanh thu đưa vào quỹ Marketing fund để cuối kỳ hạch toán chi phí, hoặc đưa luôn vào royalty fee)
- Khi đã có mô hình kinh doanh khả thi thì Bạn bắt đầu xây dựng hạ tầng cơ sở trước khi đem NHƯỢNG lại cho người khác:

🍁 LÀM SAO ĐỂ "NHƯỢNG"?

1. Nghiên cứu thị trường: xác định các thị trường mục tiêu có khả năng tăng trưởng nhượng quyền trong tương lai (chi tiêu hộ gia đình, cơ sở hạ tầng, ...)
- Xác định Traffic generation: nơi sẽ cung cấp khách hàng cho mình.
- Market Mapping: xây dựng bản đồ thị trường xung quanh điểm đầu tiên, làm thị trường gần trước để tiết kiệm chi phí ban đầu, tối ưu chi phí. Mỗi đối tác tham gia hệ thống cần đảm bảo doanh thu cho họ thông qua số km bán kính xung quanh đơn vị kinh doanh.


2. Phân loại các cấp Nhượng quyền:
- Một chi nhánh (Single unit): theo quận/ huyện, ...
- Nhiều chi nhánh (Multi unit): theo quận/ huyện, ...
- Phủ khu vực (Area Developer): mỗi tỉnh thành có 1 đơn vị.
- Đầu nhánh toàn quốc (Master franchise): thường là cả quốc gia có 1 đơn vị

3. FRANCHISOR phải làm gì?
- Chịu trách nhiệm chính: nhân rộng mô hình, phát triển thương hiệu và hệ thống.
- Vận hành và quản trị thị trường/ chi nhánh:
++ Nhân sự và đào tạo
++ Thương hiệu/ Tiếp thị
++ Vận hành hiệu quả
++ Phát triển hệ thống nhượng quyền

🍁 THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ HỘI CHO NGÀNH NÀY THẾ NÀO?
- Dù cho thời điểm nào, còn con người thì còn cơ hội cho tất cả mọi ngành nghề.
- Nếu Bạn không thích làm Franchisor hoặc Franchisee thì Bạn vẫn có thể tham gia hệ sinh thái của các công ty NHƯỢNG QUYỀN. Nghĩa là Bạn sẽ là các doanh nghiệp phụ trợ cho ngành này như Tư vấn đầu tư/ Nghiên cứu/ Chiến lược, Pháp lý, Tài chính, Trang thiết bị, Thiết kế/ Xây dựng, Nhân sự đào tạo, ... 

No comments:

Post a Comment